Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động thuộc những nhóm ngành nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/05/2024 18:15 PM

Cho tôi hỏi, những ngành nghề nào người sử dụng lao động bắt buộc phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia? – Trung Sơn (Phú Yên)

 

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động thuộc những nhóm ngành nào?

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động thuộc những nhóm ngành nào? (Hình từ internet)

Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động thuộc những nhóm ngành nào?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động đó là sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, những ngành nghề nào cần phải bắt buộc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia?

Điều 35 Luật Việc làm 2013 có quy định về những công việc yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khoẻ của cá nhân người lao động hoặc cộng đồng.

Theo Điều 28 Nghị định 31/2015/NĐ-CP, nhóm công việc này được chia thành 02 loại:

- Công việc thuộc danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Công việc khi người lao động thực hiện công việc đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cộng đồng hoặc sức khỏe của người khác.

Và được liệt kê chi tiết tại phụ lục đính kèm theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP, bao gồm:

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

Tên công việc

B

 

 

 

 

Khai khoáng

 

 

5

 

 

 

Khai thác than cứng và than non

 

 

 

51

510

5100

Khai thác và thu gom than cứng

- Đào, chống lò

- Vận hành máy, thiết bị khai thác than trong hầm lò

C

 

 

 

 

Công nghiệp chế biến, chế tạo

 

 

33

 

 

 

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị

 

 

 

331

 

 

Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sắt

 

 

 

 

3313

33130

Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

- Sửa chữa bảo dưỡng thiết bị y tế sử dụng điện tử, điều khiển bằng điện tử, khí áp lực và quang học

F

 

 

 

 

 

 

 

42

 

 

 

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

 

 

 

421

4210

 

Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ

 

 

 

 

 

42101

Xây dựng công trình đường sắt

- Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm

 

 

 

 

42102

Xây dựng công trình đường bộ

- Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm

 

 

429

4290

42900

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

- Vận hành xe, máy thi công xây lắp đường hầm

N

 

 

 

 

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

 

 

81

 

 

 

Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan

 

 

 

812

 

 

Dịch vụ vệ sinh

 

 

 

 

8129

81290

Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác

- Vệ sinh lau dọn bề ngoài các công trình cao tầng trên 10 tầng

R

 

 

 

 

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

 

 

93

 

 

 

Hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí

 

 

 

932

 

 

Hoạt động vui chơi, giải trí khác

 

 

 

 

9329

93290

Hoạt động vui chơi, giải trí khác chưa phân vào đâu

- Quản lý và phục vụ tại khu vui chơi, giải trí trong tầng hầm có diện tích trên 1000m2.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Bên cạnh việc sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia thì Luật lao động 2019 còn nghiêm cấm thực hiện các hành vì sau đây:

- Phân biệt đối xử trong lao động.

- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

(Điều 8 Bộ luật Lao động 2019)

Trương Quang Vĩnh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,876

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]