Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/05/2024 08:13 AM

Xin được hỏi có phải sắp tới các nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn? – Minh Tuấn (Đắk Lắk)

Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn

Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn (Hình từ internet)

Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.

Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Với phương án đề xuất cho phép các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bao gồm điện mặt trời và điện gió tham gia mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia , khách hàng được mua bán là khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ sản xuất đấu nối từ cấp 22kV trở lên và có sản lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng từ 500.000 kWh (tính trung bình trong 03 tháng gần nhất) hoặc theo sản lượng đăng ký áp dụng đối với khách hàng mới.

Chính sách này được đánh giá tạo động lực và khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Việc cho phép đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán điện trực tiếp giúp tạo ra một thị trường và khả năng tiếp cận nguồn cung cấp điện trực tiếp cho khách hàng lớn, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các dự án năng lượng tái tạo.

Tạo ra cơ hội việc làm vì việc đầu tư và phát triển các dự án năng lượng tái tạo sẽ tạo ra nhiều công việc mới. Giảm chi phí vận hành khi khi tiếp cận trực tiếp với nguồn cung cấp điện từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, khách hàng có thể giảm bớt chi phí trung gian và tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng điện.

Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng

Dự thảo Nghị định quy định rõ nguyên tắc mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng:

Đối với hoạt động mua bán điện thông qua đường dây riêng kết nối trực tiếp giữa Đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn, các bên phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về: quy hoạch, đầu tư (bao gồm sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực); quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện); quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện; quy định về bán điện và hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện.

Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua điện thông qua đường dây kết nối trực tiếp do hai bên thỏa thuận, bao gồm các nội dung chính quy định tại Điều 22 Luật Điện lực 2004 và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Giá bán điện do hai bên thỏa thuận trừ trường hợp Đơn vị phát điện là Đơn vị bán lẻ điện tại các khu công nghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện khác (nhà máy phát điện tại chỗ; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong khu công nghiệp, Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn được thực hiện theo quy định về thực hiện giá bán điện và các văn bản sửa đổi, bổ sung do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Khách hàng sử dụng điện lớn là gì?

Khách hàng sử dụng điện lớn được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Luật Điện lực 2004 và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 như sau:

Khách hàng sử dụng điện lớn là khách hàng sử dụng điện có công suất và sản lượng tiêu thụ lớn theo quy định của Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện.

Các quyền của khác hàng sử dụng điện lớn được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Điện lực 2004 như sau:

- Được lựa chọn bên bán điện trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;

- Được cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã được thoả thuận trong hợp đồng;

- Yêu cầu bên bán điện kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện;

- Được cung cấp hoặc giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện;

- Được bồi thường thiệt hại do bên bán điện gây ra theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán;

- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện thông qua hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực;

- Được đấu nối trực tiếp vào lưới điện truyền tải quốc gia.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,125

Bài viết về

lĩnh vực Điện

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]