Quy định về thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí (Hình từ internet)
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2024/TT-BTTTT thì căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định như sau:
- Thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của người lao động.
- Điều kiện thực tế hoạt động của đơn vị về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, năng lực trình độ tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ công của đơn vị.
- Số liệu thống kê, số liệu khảo sát thực tế và các tài liệu có liên quan đến nội dung xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng.
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BTTTT cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp là phương pháp căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục liền kề thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Phương pháp so sánh là phương pháp căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm, dịch vụ tương đương đã có hoặc đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị, vật tư để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị, vật tư cho từng công việc hoặc nhóm công việc.
- Phương pháp phân tích thực nghiệm là phương pháp tổ chức khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc được tiến hành trong điều kiện tổ chức - kỹ thuật hiện tại của đơn vị, căn cứ kết quả khảo sát, thực nghiệm để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
- Phương pháp tổng hợp là phương pháp kết hợp trong số các phương pháp quy định tại điểm a, b, c, d của Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BTTTT.
- Cơ quan báo chí tổ chức xây dựng định mức căn cứ điều kiện thực tế xem xét lựa chọn áp dụng phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2024/TT-BTTTT.
- Khi định mức kinh tế - kỹ thuật được hoàn thành, bộ phận xây dựng định mức báo cáo người đứng đầu cơ quan báo chí kết quả xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật để tổ chức thẩm định định mức kinh tế - kỹ thuật trước khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định ban hành.
- Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng định mức quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở, tổ chức thẩm định kết quả xây dựng định mức.
+ Hội đồng thẩm định có số lượng thành viên là số lẻ: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ quan; thành viên Hội đồng là đại diện các cơ quan chuyên môn của đơn vị; đại diện cơ quan chuyên môn của cơ quan chủ quản hoặc mời thêm các chuyên gia trong lĩnh vực (nếu cần).
+ Các thành viên có ý kiến thẩm định độc lập.
(1) Hồ sơ trình Hội đồng thẩm định bao gồm:
- Công văn đề nghị thẩm định;
- Dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật;
- Báo cáo thuyết minh xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:
+ Phương pháp xây dựng định mức lựa chọn áp dụng;
+ Báo cáo quá trình thực hiện;
+ Các căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; quy trình thực hiện dịch vụ sự nghiệp công: báo cáo nội dung công việc, mô tả rõ về quy trình thực hiện dịch vụ sự nghiệp công;
+ Các bước công việc, công đoạn thuộc sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công được xác định, tính toán trong định mức, thể hiện rõ các loại vật liệu, vật tư, phương tiện máy móc... được sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ sự nghiệp công;
+ Phiếu khảo sát thu thập số liệu và báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát (trong trường hợp sử dụng phương pháp khảo sát phân tích thực nghiệm thu thập dữ liệu từ thực tế : Các phiếu khảo sát thu thập thông tin, số liệu, có xác nhận giữa bên khảo sát và bên được khảo sát; phiếu khảo sát phải thể hiện đầy đủ các thông tin số liệu khảo sát (đo, bấm giờ…) đảm bảo cơ sở phân tích, đánh giá, tính toán trị số các định mức thành phần;
+ Báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo định mức đối với ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan, ý kiến phản biện độc lập của chuyên gia (nếu có), ý kiến của đối tượng áp dụng định mức, đối tượng chịu tác động;
+ Báo cáo đánh giá tác động dự kiến tác động của định mức sau ban hành đối với: hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị.
- Các tài liệu khác phục vụ quá trình xây dựng định mức, đánh giá khả thi (nếu có).
(2) Nội dung thẩm định:
Thẩm định kết quả xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật là xem xét, đánh giá kết quả xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, nội dung thẩm định chủ yếu như sau:
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về các cơ sở xây dựng định mức;
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về phương pháp xây dựng định mức;
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về tổ chức thực hiện, trình tự xây dựng định mức;
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về phương pháp thu thập, xử lý, phân tích tính toán, xác định trị số của định mức;
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về hình thức, bố cục trình bày định mức;
- Kiểm tra, đánh giá, kết luận về tính khả thi về mặt kinh tế - kỹ thuật của định mức;
- Các vấn đề khác (nếu có);
- Kiến nghị (nếu có).
(3) Kết luận thẩm định:
Kết luận thẩm định của Hội đồng thẩm định được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu, theo nguyên tắc quá bán; việc đánh giá thực hiện ở 3 mức như sau:
- Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành;
- Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành;
- Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.
(4) Kết quả thẩm định:
Kết quả thẩm định của Hội đồng được tổng hợp thể hiện trong Báo cáo thẩm định, bao gồm ý kiến kết luận và kiến nghị của Hội đồng. Báo cáo thẩm định kết quả xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
Xem thêm tại Thông tư 05/2024/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Phạm Thị Hồng