Đối tượng, điều kiện được công nhận là sáng kiến ngành Thuế (Hình từ Internet)
Theo Điều 15 Quy chế hoạt động sáng kiến Tổng cục Thuế ban hành kèm Quyết định 928/QĐ-TCT (sau đây gọi là Quy chế) ngày 09/07/2024, đối tượng được công nhận là sáng kiến ngành Thuế được quy định là sáng kiến bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (sau đây gọi chung là giải pháp).
(1) Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình dự báo, kiểm tra, giám sát, thẩm định...).
(2) Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Tổng cục Thuế, trong đó có:
- Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: phương pháp tổ chức bộ máy, bổ trí nhân lực, phương tiện làm việc...).
- Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc
(3) Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các nghiệp vụ trong công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và của Tổng cục Thuế, trong đó có
- Xây dựng dự thảo các văn bản quản lý nhà nước cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của đơn vị, của Tổng cục Thuế, của Bộ Tài chính.
- Xây dựng những cơ chế, chính sách, quy trình xử lý công việc mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.
- Xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, giải pháp nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Xây dựng các phương pháp tuyên truyền, tài liệu giảng dạy, đào tạo,
(4) Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.
(5) Không xét công nhận sáng kiến trong các trường hợp sau đây:
- Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội, trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trái với các quy định hiện hành của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
- Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tỉnh đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
- Giải pháp trùng với nội dung sáng kiến đã được công bố, công nhận.
- Giải pháp không phải của chính tác giả tạo ra mà sao chép của người khác.
Căn cứ Điều 16 Quy chế, giải pháp được công nhận là sáng kiến nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có tính mới:
+ Không trùng với nội dung giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước.
+ Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thứ hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phố biển hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến.
+ Chưa được công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện được ngay.
+ Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
- Có tính thực tiễn:
+ Được áp dụng ngay trong công việc của cá nhân tại đơn vị và có thể áp dụng hoặc đã được áp dụng mở rộng sang các đơn vị khác.
+ Có thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử tối thiểu trước 03 tháng tính đến thời điểm nộp đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Có tính hiệu quả, lợi ích thiết thực:
+ Mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ: nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian giải quyết thủ tục hành chỉnh, tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm thiểu những tổn thất về kinh tế...).
+ Mang lại lợi ích xã hội (ví dụ: như nâng cao điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện sống, nâng cao ý thức tuân thủ của người dân và doanh nghiệp, bảo vệ môi trường...).
Trần Trọng Tín