Đối tượng, mức kinh phí cấp bảo vệ rừng phòng hộ (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 9 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ bao gồm:
(1) Ban quản lý rừng phòng hộ;
(2) Ban quản lý rừng đặc dụng;
(3) Doanh nghiệp nhà nước;
(4) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
(5) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
(6) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
- Đối tượng (1) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
- Đối tượng (2) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (3), (4) và (5) được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (6) được Nhà nước cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng bình quân 150.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
- Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân các mức nêu trên
- Chi phí lập hồ sơ lần đầu về bảo vệ rừng cho đối tượng (4) là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
- Đối tượng (1) thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (2) thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (3) thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Đối tượng (4) thực hiện các hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (5) thực hiện các hoạt động sau:
+ Duy trì hoạt động thường xuyên của tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng;
+ Hợp đồng lao động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng;
+ Chi xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng, diễn tập chữa cháy rừng;
+ Chi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát về bảo vệ rừng; chi lập và nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.
- Đối tượng (6) thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hằng năm, 06 đối tượng nêu trên ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng đối với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng và khu vực rừng xung yếu cần được bảo vệ.
- Đối tượng (1), (2) thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (3), (6) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (4) thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
- Đối tượng (5) thực hiện như sau: Trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí bảo vệ rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê năm sau và đưa vào trong dự toán kinh phí ngân sách xã cùng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp.
Trần Trọng Tín