Đã có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 chính thức

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
22/07/2024 11:43 AM

Ngày 24/6/2024, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Đã có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 chính thức

Đã có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 chính thức

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2024.

Đã có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 chính thức

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân.

Theo đó, Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bằng hoạt động của mình, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

Tòa án nhân dân nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân :

- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

- Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

+ Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;

+ Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;

+ Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;

+ Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

+ Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.

- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.

- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.

- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.

- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Xem thêm tại Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,030

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]