Đã có Luật Thủ đô 2024 chính thức

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
20/07/2024 10:25 AM

Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Đã có Luật Thủ đô 2024 chính thức

Đã có Luật Thủ đô 2024 chính thức

Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024.

Đã có Luật Thủ đô 2024 chính thức

Luật Thủ đô 2024 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Về vị trí, vai trò của Thủ đô:

- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

- Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

- Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Việc áp dụng Luật Thủ đô 2024:

(i) Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Thủ đô 2024 và luật, nghị quyết khác của Quốc hội về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của Luật Thủ đô, trừ trường hợp quy định tại (ii).

(ii) Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành có quy định khác với quy định của Luật Thủ đô 2024 về cùng một vấn đề mà cần áp dụng thì phải quy định cụ thể ngay về việc áp dụng pháp luật trong luật, nghị quyết đó; trường hợp chưa có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật và việc áp dụng quy định đó cần thiết cho việc xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

(iii) Văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các nội dung của Luật Thủ đô 2024, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực hiện thẩm quyền được giao trong Luật Thủ đô 2024 được áp dụng trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề.

Về trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô:

- Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp, liên tục của các cấp chính quyền và người dân thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân cả nước.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

- Nhà nước ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

Xem thêm Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ trường các quy định sau có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:

- Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;

- Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;

- Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;

- Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;

- Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,440

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]