Quy định về chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông từ 01/01/2025 (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như sau:
- Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
- Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về thứ tự ưu tiên chấp hành báo hiệu đường bộ, cụ thể:
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
(2) Tín hiệu đèn giao thông;
(3) Biển báo hiệu đường bộ;
(4) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
(5) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
(6) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, theo đó thì hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là ưu tiên chấp hành số 1 khi gặp phải hiệu lệnh này, kế đến là đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu đường bộ,...
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây:
+ Khi gặp người đi bộ qua đường;
+ Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động;
+ Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói;
+ Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
(Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)
- Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
+ Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
+ Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
- Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
(Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024)
Xem thêm tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.