Nghiêm cấm hành vi đeo tai nghe dây, tai nghe bluetooth khi đi xe máy

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
30/08/2024 12:30 PM

Nội dung bài viết trình bày quy định về đi xe máy, theo đó là quy định nghiêm cấm hành vi đeo tai nghe khi đi xe đạp, xe máy theo quy định pháp luật.

Nghiêm cấm hành vi đeo tai nghe khi đi xe máy

Nghiêm cấm hành vi đeo tai nghe dây, tai nghe bluetooth khi đi xe máy (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 27/6/2024, Quốc hội ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Nghiêm cấm hành vi đeo tai dây, tai nghe bluetooth nghe khi đi xe máy

Tại Điều 31 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc người điều khiển, người được chở, hàng hóa xếp trên xe thô sơ như sau:

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy không được thực hiện các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 bao gồm:

+ Đi xe dàn hàng ngang;

+ Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

+ Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

+ Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;

+ Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

+ Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

+ Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Người điều khiển, người được chở trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.

- Người điều khiển xe thô sơ chỉ được cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi tham gia giao thông đường bộ trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau phải sử dụng đèn hoặc có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.

- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển. Hàng hóa xếp trên xe không vượt quá 1/3 chiều dài thân xe và không vượt quá 01 mét phía trước và phía sau xe; không vượt quá 0,4 mét mỗi bên bánh xe.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

- Đi xe dàn hàng ngang.

- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.

- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.

- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Theo quy định trên thì người lái xe đạp, xe gắn máy sẽ được không được phép đeo bất kỳ thiết bị âm thanh nào (tai nghe, tai nghe bluetooth) trừ thiết bị trợ thính khi tham gia giao thông đường bộ. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định pháp luật.

Mức xử phạt hành vi đeo tai nghe dây, tai nghe bluetooth khi lái xe gắn máy

Hành vi đeo tai nghe bluetooth khi lái xe là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 600 nghìn - 01 triệu đồng

Ngoài hình thức phạt tiền, người điều khiển xe sử dụng tai nghe, tai nghe bluetooth còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xem thêm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 658

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]