Sinh con đúng chính sách có thể hưởng ‘hỗ trợ kép’ nếu là người DTTS thuộc hộ nghèo

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
30/08/2024 18:00 PM

Phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số thuộc phạm vi áp dụng của cả hai Nghị định thì được hỗ trợ đồng thời cả hai.

Sinh con đúng chính sách dân số có thể hưởng hỗ trợ kép nếu là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo

Sinh con đúng chính sách dân số có thể hưởng hỗ trợ kép nếu là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo (Hình từ Internet)

Sinh con đúng chính sách dân số có thể hưởng hỗ trợ kép nếu là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo

Theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP, đối tượng được hỗ trợ khi sinh con đúng chính sách dân số là phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) khi sinh con thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Sinh một hoặc hai con;

- Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;

- Đã có một con đẻ, nhưng sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;

- Sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

- Sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;

- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ);

- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai vợ chồng đã có con riêng (con đẻ); không áp dụng cho trường hợp hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống;

- Phụ nữ thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số chưa kết hôn, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Ngày 21/8/2024, Bộ y tế có Công văn 4904/BYT-CDS về việc thực hiện các chính sách tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP và Nghị định 39/2015/NĐ-CP. Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách dân số bảo đảm thống nhất theo quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP và Nghị định 39/2015/NĐ-CP, việc quy định về chính sách hỗ trợ của hai Nghị định không có sự trùng lặp, chồng chéo, không thống nhất. Đối tượng thụ hưởng chính sách thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Nghị định nào thì được áp dụng và thụ hưởng theo chính sách của Nghị định đó. Trường hợp đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của cả hai Nghị định thì được hỗ trợ đồng thời theo quy định tại hai Nghị định.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP và Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng thụ hưởng đều là người dân tộc thiểu số đang sống tại đơn vị hành chính khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nghị định 75/2023/NĐ-CP là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP, sẽ hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Danh sách xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025

>> Xem thêm: Danh sách xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 618

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]