1.
Tăng lương cho người giúp việc
Theo Nghị
định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn về lao động là người giúp việc gia đình thì
lương của người giúp việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức
tối thiểu sau:
-
2.700.000 đồng đối với vùng I;
-
2.400.000 đồng đối với vùng II;
-
2.100.000 đồng đối với vùng III;
-
1.900.000 đồng đối với vùng IV.
Như
vậy, nhiều lao động giúp việc có lương dưới mức tối thiểu trên sẽ được tăng vào
25/5/2014.
Đồng thời
quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả
lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo
quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
Ngoài ra,
người lao động được nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ
luật Lao động 2012. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc được nghỉ 12 ngày và
hưởng nguyên lương, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động
để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc gộp tối đa 3 năm một lần.
2.
Phụ cấp thâm niên nghề dự trữ quốc gia
Chế độ
phụ cấp thâm niên đối với người làm công tác dự trữ quốc gia tính từ ngày
01/11/2013 sẽ được tính theo quy định mới tại Thông tư 33/2014/TT-BTC ngày 14/3/2014.
Công chức,
viên chức làm công tác dự trữ quốc gia có thời gian làm việc tại các đơn vị
thuộc cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách đủ 5 năm (60 tháng) thì được
tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Mức hưởng
bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên
vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính
thêm 1%.
Công
thức tính phụ cấp thâm niên như sau:
Mức tiền
phụ cấp thâm niên = [Hệ số lương theo bậc trong ngạch hoặc chức danh nghề
nghiệp hiện hưởng cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số)
phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x [Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định
từng thời kỳ] x [Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng]
Thông
tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2014.
3.
Danh mục máy móc phải kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Thông
tư 05/2014/TT-BLĐTBXH công bố danh mục máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mới.
So với
danh mục cũ, danh mục mới có bổ sung thêm một số loại máy, thiết vị, vật tư sau:
- Nồi
gia nhiệt dầu.
- Hệ
thống đường ống dẫn khí cố định, đường ống dẫn khí y tế (kể cả loại không làm
bằng kim loại).
- Hệ
thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ.
-
Trục tải giếng đứng.
- Tời
nâng người làm việc trên cao.
Các
loại thiết bị trong danh mục này sẽ phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao
động theo quy định trước khi đưa vào sử dụng.
Danh
mục mới này sẽ bắt đầu được áp dụng từ ngày 01/05/2014, thay thế danh mục tại
Thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH.
4.
Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Từ
01/05/2014, Thông tư 06/2014/TT-BLĐTBXH quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chính thức có hiệu lực.
Theo
đó, Thông tư 06 sẽ thay thế Thông tư 37/2010/TT-BLĐTBXH ngày 22/12/2010 hướng dẫn điều kiện, thủ
tục đăng ký, chỉ định tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao
động đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động.
5.
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động
Thông
tư 07/2014/TT-BLĐTBXH, ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ
thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có
hiệu lực kể từ ngày 01/05/2014.
Theo
đó, quyết định 66/2008/QĐ-BLĐTBXH, 67/2008/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư 01/2010/TT-BLĐTBXH hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 07 có
hiệu lực.
Thanh Hữu