Thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
25/09/2024 21:00 PM

Bộ LĐTB&XH chỉ đạo thực hiện quy định pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, trong đó yêu cầu thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

Thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em (Hình từ Internet)

Thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Nhằm bảo đảm quyền trẻ em, thực hiện tốt Luật Trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, bạo hành và xâm hại trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn 4452/BLĐTBXH-CTE ngày 23/9/2024 đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện các nội dung sau:

(1) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập có thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn, bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Luật Trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan về quy trình tiếp nhận, chăm sóc và thực hiện các hình thức chăm sóc thay thế vì lợi ích tốt nhất của từng trẻ em; tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động; công tác tiếp nhận, quản lý các nguồn vận động xã hội của các cơ sở; xử lý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.

(2) Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương có giải pháp bảo đảm các cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng công nghệ, thiết bị kỹ thuật theo dõi, giám sát thường xuyên, liên tục (24h/24h) việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội; chia sẻ, cập nhật dữ liệu về chăm sóc, bảo vệ trẻ em với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, bảo vệ các quyền trẻ em tại cơ sở.

(3) Triển khai thực hiện tốt Nghị định 110/2024/NĐ-CP về công tác xã hội, nhằm xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp để tăng cường phòng ngừa, chăm sóc, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng.

(4) Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

(5) Chỉ đạo việc xây dựng, trình Hội đồng nhân dân ban hành theo thẩm quyền chính sách bảo đảm nhân lực làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trong số công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý, bảo đảm thời gian làm việc và năng lực thực hiện các quy định về bảo vệ trẻ em của Luật Trẻ em và Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

Trong những năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo địa phương tổ chức thực hiện quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Hằng năm, Bộ đều ban hành văn bản hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương để tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó có nội dung tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, kiểm tra hoạt động các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em và chế độ thông tin, báo cáo về công tác trẻ em theo quy định.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở trợ giúp xã hội chưa thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Gần đây, những vi phạm pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của Mái ấm Hoa Hồng tại địa chỉ L52 Tô Ký, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh gây bức xúc dư luận xã hội.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 529

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]