Tờ trình 656 về Dự án Luật Nhà Giáo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
20/10/2024 19:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ nội dung chi tiết Tờ trình 656 về Dự án Luật Nhà giáo

Tờ trình 656 về Dự án Luật Nhà giáo (Hình từ internet)

Tờ trình 656 về Dự án Luật Nhà giáo

Ngày 17/10/2024, Chính phủ có Tờ trình 656/TTr-CP gửi Quốc hội về Dự án Luật Nhà giáo.

Tờ trình 656/TTr-CP​

Theo đó, dự báo tác động tích cực của Luật Nhà giáo khi được ban hành

- Ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua; có cơ chế để thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo về chất lượng.

- Nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, được khẳng định vai trò, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp, được mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho nhà giáo tăng cường tự học, tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và phát triển nghề nghiệp liên tục; các chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ tốt hơn sẽ góp phần nâng cao đời sống, giúp nhà giáo yên tâm công tác và tạo động lực để nhà giáo tận tâm cống hiến với nghề.

- Tạo sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, hoạt động nghề nghiệp giữa nhà giáo của cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập đầy đủ, đồng bộ với tư cách nhà giáo chứ không chỉ là người lao động theo cơ chế hợp đồng lao động.

- Bảo đảm chất lượng nhà trường thông qua việc nâng cao chất lượng nhà giáo với tư cách là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học; giúp nhà trường tăng tự chủ trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; bảo đảm để người học được tiếp cận giáo dục có chất lượng được cung ứng bởi nhà giáo có chất lượng; bảo đảm công bằng về chất lượng giáo dục nhất là giữa trường công và trường tư; bảo đảm chất lượng trong tiếp cận giáo dục của nhà giáo nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

- Khắc phục được những vướng mắc hiện nay trong quản lý nhà nước về nhà giáo trên cơ sở thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về nhà giáo, thực hiện phân công, phân cấp hợp lý trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ động của ngành giáo dục; Góp phần thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, trên cơ sở xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo với tư cách là bộ phận đông nhất và quan trọng nhất trong phát triển nhân lực, xây dựng đội ngũ trí thức của đất nước.

- Là căn cứ pháp lý cao nhất để xã hội ghi nhận và đồng thuận đối với vị trí, vai trò của nhà giáo, sự chuyên nghiệp của nghề dạy học; là chế tài pháp lý đủ mạnh để xã hội giám sát hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; phản biện với hành vi sai trái của nhà giáo (nếu có) cũng như bảo vệ nhà giáo nếu nhà giáo bị các cá nhân/tổ chức ứng xử sai trái trong hoạt động nghề nghiệp; tạo cơ sở pháp lý để triển khai chủ trương xây dựng xã hội học tập và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tờ trình này thay thế Tờ trình số 406/TTr-CP của Chính phủ ngày 06/9/2024 trình Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo.

Dự kiến, Luật Nhà giáo sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và được thông qua ở kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) (Nghị quyết 129/2024/QH15)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 798

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]