Đề xuất tăng tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Cụ thể tại dự thảo Luật sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, dự kiến hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị được Bộ Quốc phòng đề xuất như sau:
- Cấp Úy: 53 tuổi >> Hiện hành là 51 tuổi (tăng 02 tuổi);
- Thiếu tá: 55 tuổi >> Hiện hành là 53 tuổi (tăng 02 tuổi);
- Trung tá: 57 tuổi >> Hiện hành là 56 tuổi (tăng 01 tuổi);
- Thượng tá: 59 tuổi >> Hiện hành là 57 tuổi (tăng 02 tuổi);
- Đại tá: 61 tuổi >> Hiện hành là 60 tuổi (tăng 01 tuổi);
- Cấp Tướng: 63 >> Giữ nguyên.
Đối với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã hạn tuổi phục vụ cao nhất thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo Điều 39 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
- Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Cụ thể tại Điều 42, Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 đã quy định về trách nhiệm, quyền lợi của sĩ quan dự bị như sau:
(1) Trách nhiệm
Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 40. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
...
2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
(2) Quyền lợi
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.