Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
13/11/2024 12:15 PM

Bài viết sau có nội dung về tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính mới nhất được quy định trong Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024.

Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính mới nhất

Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 07/11/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định 2662/QĐ-BTC về tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính.

1. Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính mới nhất

Theo quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 thì tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng tại cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính như sau:

- Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học. Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và bản mô tả vị trí việc làm đối với chức danh Hiệu trưởng quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. 

- Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 và các tiêu chuẩn cụ thể sau: 

+ Về kinh nghiệm công tác: 

++ Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) trở lên của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng. 

++ Trường hợp nguồn từ nơi khác: Có thời gian 07 năm công tác (cộng dồn) trở lên trong ngành, lĩnh vực tương ứng, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức danh tương đương Phó Hiệu trưởng. 

+ Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định; 

+ Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền; 

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học; 

+ Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, trừ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024. Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm. 

Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định. 

2. Quy định về cơ sở giáo dục đại học

Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi 2018) thì cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật

Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

- Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

+ Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.

Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

- Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.

-Căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở giáo dục đại học xác định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động như sau:

+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;

+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.

- Chính phủ quy định chi tiết việc công nhận cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu trên cơ sở kết quả đào tạo, nghiên cứu; chuyển trường đại học thành đại học; liên kết các trường đại học thành đại học; việc chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; nguyên tắc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thành lập theo hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.”.

Xem thêm Quyết định 2662/QĐ-BTC có hiệu lực từ 07/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 127

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]