Giải đáp vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/11/2024 17:00 PM

Giải đáp vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn là nội dung được Tổng cục Thuế hướng dẫn trong Công văn 5107/TCT-QLN năm 2024.

Giải đáp vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Giải đáp vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn (Hình từ Internet)

Ngày 08/11/2024, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 5107/TCT-QLN vướng mắc về cưỡng chế.

Giải đáp vướng mắc về sử dụng hóa đơn trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Theo đó, đối với vướng mắc liên quan đến sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh trong thời gian NNT bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà CQT thực hiện áp dụng cưỡng chế thu bên thứ 3 đã được Tổng cục Thuế hướng dẫn trong Công văn 5107/TCT-QLN năm 2024 như sau:

- Căn cứ tại khoản 2 Điều 134 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được như sau:

Điều 134. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

2. Nguyên tắc thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế từ bên thứ ba được quy định như sau:

a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho đối tượng bị cưỡng chế;

b) Trường hợp tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật;

c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.”

- Căn cứ tại tiết d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 về cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn: 

Điều 34. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

4. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

d) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.”

Căn cứ quy định trên:

Trường hợp bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thì phải thực hiện nộp tiền thuế nợ thay cho đối tượng bị cưỡng chế. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đang bị áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì việc sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh được thực hiện theo tiết d khoản 4 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (cơ quan thuế cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện số tiền nộp vào ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước đã bao gồm số tiền bên thứ ba nộp thay cho đối tượng bị cưỡng chế) và nếu đủ điều kiện để cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP Hồ Chí Minh biết và thực hiện.

Xem thêm Công văn 5107/TCT-QLN ban hành ngày 08/11/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 78

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]