Soạn thảo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 02 Luật mới vào tháng 03 năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
15/11/2024 11:11 AM

Theo Quyết định 1372/QĐ-TTg năm 2024, đã phân công soạn thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 02 Luật mới vào tháng 03 năm 2025.

Soạn thảo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 02 Luật mới vào tháng 03 năm 2025

Soạn thảo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 02 Luật mới vào tháng 03 năm 2025 (Hình từ internet)

Ngày 13/11/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 1372/QĐ-TTg về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 02 Luật mới vào tháng 03 năm 2025

Theo đó, Quyết định 1372/QĐ-TTg đã  phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời gian trình đối với các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 như sau:

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thời hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH

1

Luật Tình trạng khẩn cấp

Bộ Quốc phòng

Tháng 02 năm 2025

Tháng 3 năm 2025

2

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và công nghệ

Tháng 02 năm 2025

 Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thực hiện rà soát đầy đủ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản dự kiến ban hành; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;

Trong quá trình xây dựng các dự án luật, đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật;

Thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ; hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công theo Quyết định này và chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của dự án luật.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định kịp thời, đúng tiến độ và nâng cao chất lượng thẩm định; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và báo cáo Chính phủ về tiến độ thực hiện theo quy định.

Đề xuất về thẩm quyền ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp

Theo Điều 7 Đề cương chi tiết Luật Tình trạng khẩn cấp, đã đề xuất quy định về thẩm quyền ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp.

Điều này xác định cụ thể thẩm quyền ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp, bảo đảm thống nhất với khoản 10 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 (thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) và khoản 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 (thẩm quyền của Chủ tịch nước). Cụ thể:

- Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

- Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

- Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Lệnh của Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp phải được công bố ngay trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai để người dân biết, thực hiện.

Tình trạng khẩn cấp là gì?

Theo Điều 2 Đề cương chi tiết Luật Tình trạng khẩn cấp:

Tình trạng khẩn cấp là trạng thái xã hội của đất nước khi cả nước, một hoặc nhiều địa phương có một trong các trường hợp sau xảy ra:

+ Thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

+ Dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

+ Tình hình đe dọa nghiêm trọng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Thảm họa lớn là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh vượt qua cấp độ thảm họa quy định tại Luật Quốc phòng.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 114

Bài viết về

Xây dựng luật, pháp lệnh

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]