Dẫn lời một nguồn tin giấu tên của chính
quyền Mỹ, tờ WashingtonTimes bình luận các cuộc đàm phán này có ý nghĩa tương tự
như hoạt động ngoại giao mật mà Mỹ đã thực hiện để bình thường hóa quan hệ với
Cuba hồi tháng 12-2014.
Tuy nhiên phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng Bernadette Meehan đã phủ nhận cuộc đàm phán mật Mỹ-Triều.
“Những thông tin về các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên là không đúng sự thật. Chúng tôi có nhiều kênh liên lạc với Triều Tiên và duy trì chính sách mở cửa đối thoại, với mục đích tái thiết lập các cuộc đàm phán đáng tin cậy và xác thực về việc giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Hiện tại, chúng tôi không tham gia các cuộc đối thoại mật nào” – vị này cho hay.
Lãnh đạo Nhà Trắng Obama (ảnh trái), và lãnh đạo Triều Tiên
Trong các cuộc đàm phán, có các bên thứ ba làm trung gian giống như Vatican đã làm trong cuộc đàm phán với Cuba, là chìa khóa cho bất kỳ chủ trương ngoại giao nào. Và mặc dù nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chưa bao giờ gặp gỡ một lãnh đạo nước ngoài nào từ khi ông lên nắm quyền cách đây 3 năm, nhưng ông cũng đã thông báo trong bài phát biểu năm mới 2015 rằng ông sẽ tái thiết lập các cuộc đàm phán với Hàn Quốc và được tổng thống Park Geun-hye sẵn sàng hưởng ứng.
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện các cuộc đàm phán cấp cao vốn bị trì hoãn cũng như tổ chức các cuộc hội đàm khác về các vấn đề đặc biệt nếu Hàn Quốc thật tâm muốn cải thiện mối quan hệ Hàn-Triều thông qua các cuộc đối thoại. Và nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chẳng có lý do nào mà không tổ chức hội đàm cấp cao”, ông Kim Jong-un cho biết.
Tờ WashingtonTimes dẫn lời phát ngôn viên Chun Hye-ran cho biết chính phủ Hàn Quốc rất coi trọng sự minh bạch trong việc theo đuổi đàm phán và hợp tác với Triều Tiên. Bà Chun từ chối bình luận liệu Mỹ có đang tìm cách tổ chức đàm phán mật với Bình Nhưỡng hay không.
Ngọc Như