Chính sách mới >> Tài chính 22/06/2024 11:44 AM

04 dấu hiệu nghi rửa tiền trong kinh doanh bất động sản

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
22/06/2024 11:44 AM

Các dấu hiệu nghi rửa tiền trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản được quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Dấu hiệu nghi rửa tiền trong kinh doanh bất động sản

Dấu hiệu nghi rửa tiền trong kinh doanh bất động sản (Hình từ Internet)

04 dấu hiệu nghi rửa tiền trong kinh doanh bất động sản

Theo điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định. Các dấu hiệu nghi rửa tiền trong kinh doanh bất động sản được quy định tại Điều 33 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 bao gồm:

- Các giao dịch bất động sản là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý.

- Khách hàng không quan tâm đến giá bất động sản, phí giao dịch phải trả.

- Khách hàng không cung cấp được các thông tin liên quan đến bất động sản hoặc không muốn cung cấp bổ sung thông tin về nhân thân.

- Giá giao dịch giữa các bên không phù hợp giá thị trường.

Tại Điều 27 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 cũng quy định một số dấu hiệu nghi rửa tiền cơ bản như sau:

- Khách hàng từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin nhận biết khách hàng không chính xác, không đầy đủ, không nhất quán.

- Khách hàng thuyết phục đối tượng báo cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính.

- Số điện thoại do khách hàng cung cấp không thể liên lạc được hoặc không tồn tại số điện thoại này sau khi mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch.

- Giao dịch được thực hiện theo lệnh hoặc theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Giao dịch mà qua thông tin nhận biết khách hàng hoặc qua xem xét về cơ sở kinh tế và pháp lý của giao dịch có thể xác định được mối liên hệ giữa các bên tham gia giao dịch với các hoạt động phạm tội hoặc có liên quan đến tổ chức, cá nhân có trong Danh sách cảnh báo.

- Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch với số tiền lớn không phù hợp với hoạt động kinh doanh, thu nhập của tổ chức, cá nhân này.

- Khách hàng yêu cầu đối tượng báo cáo thực hiện giao dịch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo phát hiện được giao dịch đáng ngờ.

- Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.

- Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.

- Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

“…

+ Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản

…”

(theo khoản 1, 6 Điều 3 và điểm b khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

Trần Trọng Tín

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,299

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]