Biển cấm tại đường Lê Lợi, thành phố Vinh (nguồn Internet)
Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta cần xem quy định liên quan đến biển số 106b ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, nếu trên biển quy định trọng tải _ trọng lượng xe cộng hàng (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe) thì chỉ cấm những ôtô có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số đã quy định trên biển phải đặt biển số 106b.
Biển số 106b
Ví dụ 1: Khi gặp biển báo cấm xe có trọng tải 4 tấn mà xe có trọng lượng 3.4 tấn và thùng xe được phép chở 4 tấn (trọng tải của xe là 7.4 tấn) đi vào đường này thì xe đó bị vi phạm (dù xe đó không có chở hàng).
Như vậy, trường hợp xe tải của tài xế Phan Đình Anh có trọng lượng 3.4 tấn, thùng xe được phép chở gần 4 tấn (Trọng tải gần 7.4 tấn) đi vào đường có biển cấm xe 4 tấn là vi phạm luật giao thông đường bộ (Công an xử phạt là đúng).
Ví dụ 2: Trường hợp xe có trọng lượng 1.5 tấn và thùng xe được cho phép chở 2 tấn (trọng tải của xe là 3.5 tấn) nhưng chở hàng tới 6 tấn thì xe vẫn được vào đường có biển báo cấm xe có trọng tải 4 tấn, nhưng trường hợp này xe sẽ bị xử phạt đối với hành vi chở quá tải.
Đồng thời để bạn đọc hiểu rõ quy định liên quan đến “trọng tải”, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin giới thiệu thêm về biển số 115.
Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng lượng toàn bộ (cả xe và hàng) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, phải đặt biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe". |
Biển số 115
Ví dụ 3: Nếu xe có trọng lượng 5 tấn và thùng xe được phép chở 10 tấn (trọng tải của xe là 15 tấn) gặp biển số 115 (cấm trọng lượng hơn 10 tấn) thì:
- Nếu xe không chở hàng hoặc có chở hàng (mà tổng trọng lượng thực tế của xe và hàng từ 10 tấn trở xuống) thì được phép đi qua.
- Nếu xe có chở hàng (mà tổng trọng lượng thực tế của xe trên 10 tấn) thì không được đi qua.
Thanh Hữu