TS Nguyễn Sĩ Dũng
…Phải xuất phát từ vấn đề, có vấn đề mới làm luật, không nên nghĩ rằng luật là tốt mà "đẻ" ra vô tận. Hãy làm luật để giải quyết những ách tắc trong cuộc sống hay những khó khăn người dân phải đối mặt. Như vậy, Quốc hội là thiết chế được sinh ra để canh giữ quyền tự do của nhân dân, vì họ đại diện cho nhân dân, là cơ quan thẩm định, là một thiết chế để hạn chế việc làm quá nhiều luật, chứ không phải cơ quan sinh ra để làm thật nhiều luật để cai trị.
… Một nồi cơm nấu hai lần không thể ngon, nấu ba lần không thể ăn được. Luật làm đi làm lại cũng giống như việc nấu lại cơm, nếu không có được nền tảng khái niệm, nền tảng tri thức đúng bởi hành vi của con người ta chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định và xảy ra theo khuôn khổ đó thì nó bảo đảm sự hài hòa, thịnh vượng; xảy ra trong một khuôn khổ khác có thể dẫn đến ách tắc, xung đột. Những quy phạm đó tồn tại khách quan trong cuộc sống. Nhà lập pháp không nên ngồi nghĩ theo ý chí của mình để áp đặt. Cần một cuộc cách mạng về khái niệm để có thể dần xây dựng một hệ thống pháp luật tốt hơn".
(Tiến sĩ NGUYỄN SĨ DŨNG - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - trả lời trên VOV điện tử ngày 4-9)