Ngoài lệ phí phá sản ra, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp thêm tạm ứng chi phí phá sản theo quy định tại Điều 23 của Luật phá sản. Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản.
Riêng với trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì sẽ không phải nộp lệ phí và tạm ứng chi phí phá sản.
Đấy là quy định của pháp luật, còn thực tế thì sao?
Khi doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục phá sản là đã hết tiền, mất khả năng thanh toán nợ, nợ lương người lao động… thì chuyện bảo phải có tiền là vấn đề cực kỳ khó khăn cho doanh nghiệp. Thông thường, mức tạm ứng chi phí phá sản sẽ là vài chục triệu đồng, nếu doanh nghiệp không còn “xu nào dính túi” thì không thể phá sản được. Rất mong, cơ quan có thẩm quyền sớm nghiên cứu để ban hành quy định mới nhằm khắc phục bất cập này.
Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft