Dự kiến tiền lương giáo viên mầm non, tiểu học, trung học sẽ tăng kỷ lục từ ngày 01/7/2020 |
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
Theo quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên phổ thông bao gồm:
- Thời gian nghỉ hè: 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động);
- Thời gian nghỉ tết âm lịch: 05 ngày;
- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
- Tết Âm lịch 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02/9 dương lịch);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch);
- Nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời gian nghỉ hằng năm giáo viên được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian nghỉ hè, nghỉ lễ, tết là thời gian nghỉ hợp pháp của giáo viên, giáo viên không phải trực ở trường. Đồng nghĩa, nhà trường không được ép buộc giáo viên đi trực ở trường trong thời gian này.
Tuy nhiên, nhà trường có thể thỏa thuận với giáo viên về việc đi trực ở trường vào những ngày này, nhưng phải trả tiền lương làm thêm giờ cho giáo viên theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Quy định này áp dụng đối với giáo viên phổ thông ở các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường, lớp dành cho người khuyết tật và trường dự bị đại học.
Thanh Lợi