Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên

29/02/2020 10:51 AM

“Nhà giáo”, “giáo viên”, “giảng viên” tưởng chừng chỉ là những cụm từ hết sức bình thường chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày; tuy nhiên thực tế lại có rất nhiều người vẫn gọi sai so với quy định của pháp luật. Vậy gọi thế nào mới đúng?

Về vấn đề này, Điều 70 Luật giáo dục 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014) có quy định cụ thể như sau:

- Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPT), giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên.

- Nhà giáo giảng dạy trong các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019  (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) cũng có quy định về vấn đề này:

- Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục (trừ Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập để đào tạo tiến sĩ).

- Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên;

- Nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

Như vậy:

(1) Nhà giáo là tên gọi chung để chỉ những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục; nhà giáo bao gồm cả giáo viên, giảng viên.

(2) Trước ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2005, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, đối tượng nào là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy ở đâu.

(3) Từ ngày 01/7/2020, thực hiện theo Luật giáo dục 2019, việc xác định, phân biệt ai là giáo viên, giảng viên có sự thay đổi đó là: Việc xác định ai được gọi là giảng viên sẽ dựa vào việc người đó giảng dạy trình độ gì chứ không phải giảng dạy ở đâu.

Quý Nguyễn

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 59,247

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]