Tết Nguyên đán: 10 lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức phạt

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/01/2021 08:15 AM

Sau đây là mức phạt đối với những lỗi vi phạm quy định về giao thông đường bộ phổ biến trong các dịp Tết Nguyên đán theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô (sau đây gọi tắt là ô tô); người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (sau đây gọi tắt là xe máy):

Tết Nguyên đán: 10 lỗi vi phạm giao thông phổ biến và mức phạt

Xử phạt vi phạm giao thông

1. Lỗi vi phạm quy định về nồng độ cồn

Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở

Hình thức xử phạt

Xe máy

Xe ô tô

Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)

Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

- Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

- Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5)

- Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

2. Lỗi chạy quá tốc độ quy định

(1) Đối với xe máy:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6).

- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6).

(2) Đối với xe ô tô:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5);

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).

3. Lỗi lạng lách, đánh võng

(1) Đối với xe máy: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.

Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

(2) Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ.

Ngoài phạt tiền, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu tái phạm thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

4. Lỗi không đội mũ bảo hiểm (chỉ áp dụng đối với xe máy): Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng (Điểm i Khoản 2 Điều 6).

5. Lỗi không có hoặc không mang theo đăng ký xe

(1) Đối với xe máy:

- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi không có Giấy đăng ký xe theo quy định (Điểm a Khoản 2 Điều 17).

- Phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy đăng ký xe theo quy định (Điểm b Khoản 2 Điều 21).

(2) Đối với xe ô tô:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy đăng ký xe theo quy định (Điểm a Khoản 4 Điều 16).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 6 Điều 16).

- Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy đăng ký xe theo quy định (Điểm b Khoản 3 Điều 21).

6. Lỗi không có hoặc không mang giấy phép lái xe

(1) Đối với xe máy:

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mang bằng lái xe (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

- Trường hợp không có Giấy phép lái xe:

+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

(2) Đối với xe ô tô:

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy phép lái xe (Điểm a Khoản 3 Điều 21).

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy phép lái xe theo quy định (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

7. Lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực

(1) Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 21).

(2) Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 21).

8. Lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định

(1) Đối với xe máy:

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm g Khoản 3 Điều 6).

- Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b Khoản 7 Điều 6).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6).

(2) Đối với xe ô tô:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5).

+ Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng(Điểm a Khoản 7 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).

9. Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng

- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm e, khoản 4, Điều 6).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6).

- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5).

10. Lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe

- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) (Điểm h Khoản 4 Điều 6).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6).

- Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường (Điểm a Khoản 4 Điều 5).

Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5).

Thanh Lợi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,377

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]