Học công chứng ở nước ngoài có được làm ở Việt Nam (Ảnh minh họa)?
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà VN là thành viên;
- Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Như vậy, cá nhân thuộc 2 trường hợp trên được công nhận tương đương đối với người đào nghề công chứng ở Việt Nam. Sau khi được công nhận tương đương, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục theo Thông tư 01/2021/TT-BTP để được bổ nhiệm công chứng viên và hành nghề tại Việt Nam.
Lưu ý: Để công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài, người đề nghị nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp, bao gồm:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
- Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam (bổ sung thêm yêu cầu so với Thông tư 06/2015/TT-BTP).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Thông tư 01/2021/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 26/03/2021 và thay thế Thông tư 06/2015/TT-BTP.
Trung Tài