Trong khi đó, tại Điều 7, 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, các hình thức kỷ luật hành chính gồm:
- Áp dụng đối với cán bộ: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
- Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với viên chức quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Vậy hình thức kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính là khác nhau.
Tại Khoản 6 Điều 2 Quy định 102-QĐ/TW đã quy định rõ: Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.
Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị ngay các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.
Ngoài ra, tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP cũng có quy định:
Không áp dụng hình thức xử hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
Như vậy, kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính.
Xuân Khoa