Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch (Ảnh minh họa)
* Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
* Trích lục hộ tịch bao gồm:
- Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký.
- Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm:
+ Bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch;
+ Bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện nộp hồ sơ đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch, hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu quy định;
Xem thêm: Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch và cách ghi.
+ Người yêu cầu xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
- Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
(Khoản 9 Điều 4, Điều 63, 64 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)