Tiền án, tiền sự là gì? Phân biệt tiền án và tiền sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
19/11/2022 09:58 AM

Cho tôi hỏi tiền án, tiền sự là gì? Hiện nay, theo quy định pháp luật thì tiền án và tiền sự khác nhau như thế nào? - Ngọc Thoại (Tiền Giang)

Tiền án, tiền sự là gì? Phân biệt tiền án và tiền sự

Tiền án, tiền sự là gì? Phân biệt tiền án và tiền sự

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tiền án, tiền sự là gì?

Hiện hành, pháp luật không có quy định về khái niệm tiền án, tiền sự. 

Trên tinh thần tham khảo quy định của Nghị quyết 01-HĐTP năm 1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (hết hiệu lực ngày 01/07/2016), tiền án, tiền án được đề cập đến như sau:

- Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. 

- Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự.

2. Phân biệt tiền án và tiền sự

 

Tiền án

Tiền sự

Khái niệm

- Tiền án (án tích) được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xoá án tích.

- Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự.

- Tiền sự được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính.

- Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.

Hậu quả pháp lý khi có tiền án/tiền sự

- Khi chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội được coi tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 53, điểm h Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

- Trong một số điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì tiền án còn được xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, … (Điều 41, 42, 43 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

- Khi chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm hành chính có thể được coi là tái phạm, và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (Khoản 5, Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).

- Trong một số điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” thì tiền sự còn được xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp được xóa tiền án/tiền sự

- Người bị kết án được xóa tiền án theo quy định tại Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) bao gồm:

+ Đương nhiên được xóa án tích;

+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;

+ Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

- Thời hạn để xóa tiền án quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

(Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)

Hệ quả pháp lý khi được xóa tiền án/tiền sự

Người được xóa tiền án được coi như chưa bị kết án.

Người được xóa tiền sự được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

* Lưu ý: Nội dung so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Văn Trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 114,173

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]