Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Châu Văn Trọng
17/11/2022 16:55 PM

Cho tôi hỏi nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường khác nhau như thế nào? – Hoàng Vy (Bình Thuận)

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì? Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện hành, theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019), nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

2. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Theo đó, các tiêu chí sau được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng bao gồm:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

3. So sánh nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

 

Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu thông thường

Định nghĩa

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Điều kiện bảo hộ

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

(Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

(Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Căn cứ xác lập quyền

Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019) hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ

Không xác định thời hạn.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. (Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009, 2019)

 

* Lưu ý: Nội dung so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Văn Trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 7,506

Bài viết về

lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]