Quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
22/12/2022 09:01 AM

Xin hỏi quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền thế nào? - Kim Châu (Long An)

Quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền

Quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cư trú là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).

2. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 62/2021/NĐ-CP thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ (nếu phương tiện đó không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ); 

Trừ trường hợp đã đăng ký nơi cư trú khác theo quy định của Luật Cư trú 2020.

3. Quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền

Quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển theo khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 3 Nghị định 62/2021/NĐ-CP như sau:

- Nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện là địa điểm thực tế được phép đậu, đỗ mà phương tiện đó đậu, đỗ nhiều nhất trong 12 tháng liên tục do chủ phương tiện tự xác định và đã đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tại nơi phương tiện đó đậu, đỗ.

- Hồ sơ đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện gồm:

+ Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 62/2021/NĐ-CP;

Phụ lục

+ Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn hạn sử dụng của chủ phương tiện;

+ Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm đối với phương tiện phải đăng ký, đăng kiểm. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

+ Hợp đồng thuê bến bãi cho phương tiện (nếu có).

Công dân có thể cung cấp bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính của giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký để đơn vị tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xem xét, xác nhận vào Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện cho chủ phương tiện.

- Chủ phương tiện sử dụng Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện đã được Ủy ban nhân dân cấp xã;

Hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã xác nhận để đăng ký thường trú, tạm trú cho bản thân mình hoặc người khác sinh sống, làm nghề lưu động trên phương tiện nếu chưa có nơi thường trú, tạm trú nào khác.

- Trường hợp chủ phương tiện thay đổi nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện thì phải đăng ký lại nơi thường xuyên đậu, đỗ theo quy định và thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú mới theo quy định của Luật Cư trú 2020.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,775

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]