07 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
06/03/2023 17:00 PM

Xin hỏi là khi vi phạm quy định về quản lý thuế thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính nào? - Ngọc Duyên (TPHCM)

07 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế

07 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế

1. 07 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế

Tại Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế như sau:

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

- Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định Luật Quản lý thuế 2019;

Được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.

Việc nộp dần tiền thuế nợ được thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người nộp thuế xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định số lần nộp dần và hồ sơ, thủ tục về nộp dần tiền thuế nợ.

- Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

- Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Đối tượng áp dụng 07 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong quản lý thuế

2.1. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế

Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.

*Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn;

Quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

Đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

- Người nộp thuế thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 124 Luật Quản lý thuế.

Đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách nhà nước có số tiền thuế nợ đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định khoanh tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì:

Chưa thực hiện cưỡng chế đối với số tiền thuế nợ trong thời gian được nộp dần hoặc gia hạn hoặc khoanh nợ hoặc không tính tiền chậm nộp hoặc trong thời gian các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo văn bản đề nghị của người nộp thuế.

- Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế nợ theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

- Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.

(Khoản 1 Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.2. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập gồm:

- Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

- Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;

Thông báo tiền thuế nợ;

Quyết định thu hồi hoàn;

Quyết định gia hạn;

Quyết định nộp dần;

Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.3. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

- Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.

- Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;

Thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn;

Quyết định nộp dần;

Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại;

Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.

(Khoản 1 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.4. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn như sau:

Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.

- Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ;

Quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần;

Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Quyết định về bồi thường thiệt hại;

Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in;

Hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in;

Hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.5. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

Đối tượng áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên gồm:

- Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ;

Quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn;

Quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

- Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.6. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ như sau:

Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ (bên thứ ba) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

- Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế.

Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được người nộp thuế bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan quản lý thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của người nộp thuế bị cưỡng chế.

*Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;

Thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn;

Quyết định gia hạn;

Quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ;

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;

Quyết định về bồi thường thiệt hại;

Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

2.7. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề gồm những đối tượng sau:

- Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề;

Hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế;

Hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.

- Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc ngành hải quan hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(Khoản 1 Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,254

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]