Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2022 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
* Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
* Đối với các loại doanh nghiệp khác:
- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
(Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho các cơ quan có liên quan theo quy định.
- Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(Khoản 1 Điều 80 Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Báo cáo tài chính năm 2022 bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Tải về các biểu mẫu báo cáo tài chính năm theo Thông tư 200 TẠI ĐÂY
Báo cáo tài chính năm 2022 bao gồm:
(1) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
* Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
* Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
(2) Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
* Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
* Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
(3) Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.
Tải về các biểu mẫu báo cáo tài chính năm theo Thông tư 133 TẠI ĐÂY
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản;
- Nợ phải trả;
- Vốn chủ sở hữu;
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
- Các luồng tiền.
- Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
(Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Điều 69 Thông tư 133/2016/TT-BTC)