Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể tại Điều 17 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện;
- Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên;
- Có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2830/QĐ-BQP ngày 12/9/2020 quy định mô hình đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp như sau:
- Xây dựng mô hình điểm
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp có tổ chức đảng;
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp;
+ Đơn vị tự vệ trong loại hình doanh nghiệp FDI;
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp;
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội.
- Phương pháp tiến hành
Ban CHQS cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ doanh nghiệp tiến hành:
+ Lập kế hoạch và tổ chức khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn;
+ Thống nhất với chủ doanh nghiệp bằng văn bản về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự chỉ huy, quản lý của Ban CHQS cấp huyện đối với đơn vị tự vệ;
+ Thành lập đơn vị tự vệ theo trình tự quy định tại Thông tư 77/2020/TT-BQP;
+ Ký kết quy chế hoạt động phối hợp; phối hợp với doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập cho lực lượng tự vệ;
+ Hướng dẫn doanh nghiệp bảo đảm huấn luyện, hoạt động và chế độ, chính sách cho lực lượng tự vệ.
Theo Điều 14 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ bao gồm:
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
- Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
- Giả danh Dân quân tự vệ.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
- Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ.
Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định tại Điều 18 Luật Dân quân tự vệ 2019 bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh binh đoàn.
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
- Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.
- Thôn đội trưởng.
Hồ Quốc Tuấn