Chương trình bồi dưỡng chuyên đề ‘Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc’

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
29/11/2023 19:30 PM

Hiện nay, Chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc" (dùng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) được hướng dẫn thế nào?

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc’ (Hình từ internet)

Nội dung được đề cập tại Hướng dẫn 44-HD/BTGTW năm 2017 về thực hiện Chương trình bồi dưỡng chuyên đề "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc" (dùng bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân).

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc’

Đối tượng của Chương trình bồi dưỡng:

- Cấp ủy cơ sở, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

- Cán bộ, đảng viên ở cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Nội dung Chương trình bồi dưỡng:

Chương trình gồm 04 chuyên đề:

- Một số vấn đề chung về dân tộc và quan hệ dân tộc trên thế giới;

- Đặc điểm chủ yếu các dân tộc ở nước ta;

- Công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta;

- Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên trong việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Chương trình bồi dưỡng chuyên đề này được biên soạn và phát hành năm 2017 theo hướng thiết thực, bám sát theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII và các nghị quyết Hội nghị Trung ương về vấn đề dân tộc.

Ngoài 04 chuyên đề quy định thống nhất chung, tùy theo từng đối tượng, yêu cầu và điều kiện của địa phương, cơ sở, có thể lựa chọn báo cáo thêm một số vấn đề như: tình hình, nhiệm vụ của địa phương; kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của các đơn vị làm tốt; thông báo thời sự, chính sách mới; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta.

Cần tổ chức cho người học đi tham quan thực tế với nội dung phù hợp.

Thời gian lớp học: 03 ngày

- Giới thiệu 04 chuyên đề (mỗi chuyên đề 1 buổi): 02 ngày

- Trao đổi, thảo luận, viết thu hoạch: 0,5 ngày

- Tham quan, đi thực tế: 0,5 ngày.

Khái niệm dân tộc

Theo Hướng dẫn 44-HD/BTGTW năm 2017, cần làm rõ khái niệm dân tộc theo nghĩa cộng đồng tộc người và khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc như sau:

**Khái niệm dân tộc theo nghĩa cộng đồng tộc người

Theo nghĩa thông thường, khái niệm dân tộc để chỉ một cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) có chung ngôn ngữ, lịch sử - nguồn gốc, đời sống văn hóa và ý thức tự giác dân tộc. Bao gồm bốn điểm chung lớn nhất, đó là:

- Chung một ngôn ngữ (tiếng nói);

- Chung một lịch sử nguồn gốc;

- Chung một đời sống văn hóa;

- Cùng tự nhận mình là dân tộc đó (ý thức tự giác chung về dân tộc).

**Khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc

Theo nghĩa rộng, dân tộc chỉ cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia, một nước.

Từ việc phân tích, làm rõ khái niệm dân tộc, giảng viên cần khẳng định: Khái niệm dân tộc cần được hiểu theo hai bình diện, dân tộc là cộng đồng tộc người và dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là cư dân của một quốc gia. Thực chất hai vấn đề không giống nhau, nhưng có liên quan mật thiết, hữu cơ với nhau. Khi nói đến dân tộc Việt Nam không thể không nói đến 54 dân tộc (tộc người) đang sinh sống ở nước ta hoặc ngược lại, khi nói đến các dân tộc ở Việt Nam không thể không nói đến cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Xem thêm nội dung tại Hướng dẫn 44-HD/BTGTW năm 2017.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,795

Bài viết về

lĩnh vực Đảng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]