Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của cơ quan thuế theo Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
(2) Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 10; khoản 2, 3, 4 Điều 11; khoản 1 Điều 14; điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 20; khoản 2, 3 Điều 21; khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 23; khoản 2, 3 Điều 24; khoản 2 Điều 25; khoản 2 Điều 26; điểm a, c khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 29; khoản 1 Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(3) Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Phạt tiền đối với hành vi quy định tại các Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(4) Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
(5) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, 17 và Điều 18 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo Điều 36 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 32, 33, 34 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc người đang thi hành công vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
- Lập biên bản vi phạm hành chính:
+ Việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Quản lý thuế 2019.
+ Lập biên bản vi phạm hành chính điện tử
Trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thay đổi thông tin đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế bằng phương thức điện tử thì chậm nhất một ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế điện tử hoặc thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử, cơ quan thuế lập và gửi 01 biên bản vi phạm hành chính điện tử cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, kể cả trường hợp người nộp thuế nộp nhiều hồ sơ thuế.
Biên bản vi phạm hành chính điện tử được lập và gửi đáp ứng yêu cầu về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là cơ sở để cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính điện tử phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; chữ ký số của người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, mã số thuế, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm thực hiện vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Biên bản vi phạm hành chính điện tử không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm.
Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử. Khi hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện lập, gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế, hóa đơn khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập và gửi biên bản vi phạm hành chính điện tử.