Kiểm định là gì? Nguyên tắc hoạt động kiểm định theo Luật Đo lường 2011 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Đo lường 2011 thì kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo Điều 24 Luật Đo lường 2011 như sau:
- Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
- Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo Điều 25 Luật Đo lường 2011 như sau:
- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tư cách pháp nhân;
+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
+ Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
+ Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;
+ Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;
+ Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Đo lường 2011 và phải được chỉ định.
Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo Điều 26 Luật Đo lường 2011 như sau:
- Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
- Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:
+ Chi phí vật tư;
+ Chi phí nhân công;
+ Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;
+ Chi phí vận chuyển.
- Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường theo Điều 36 Luật Đo lường 2011 như sau:
- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các quyền sau đây:
+ Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực đã đăng ký hoạt động;
+ Được cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét, thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về đo lường theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, khởi kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm có các nghĩa vụ sau đây:
+ Công khai, minh bạch và tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; bảo đảm khách quan, chính xác; tuân thủ quy định về chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm;
+ Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về đo lường phải báo ngay và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã cung cấp;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.