Giấy bạc ngân hàng thực chất là gì? Giấy bạc ngân hàng còn được sử dụng không?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
19/02/2024 14:15 PM

Tôi muốn biết giấy bạc ngân hàng thực chất là gì? Hiện nay, giấy bạc ngân hàng còn được sử dụng không? – Thúy An (Long An)

Giấy bạc ngân hàng thực chất là gì? Giấy bạc ngân hàng còn được sử dụng không?

Giấy bạc ngân hàng thực chất là gì? Giấy bạc ngân hàng còn được sử dụng không? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Giấy bạc ngân hàng thực chất là gì? Giấy bạc ngân hàng còn được sử dụng không?

Giấy bạc ngân hàng (có tên tiếng Anh là banknote) là một loại giấy tiền có giá trị tương đương với giá trị tiền mặt. Loại giấy bạc này được phát hành từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác nhằm đáp ứng nhu cầu về thanh toán của khách hàng.

Trước đây, Việt Nam đã có các loại giấy bạc do Ngân hàng Nhà nước ban hành như sau:

- Giấy mười đồng (10 đồng)

- Giấy hai mươi đồng (20 đồng)

- Giấy năm mươi đồng (50 đồng)

- Giấy một trăm đồng (100 đồng)

- Giấy hai trăm đồng (200 đồng)

- Giấy năm trăm đồng (500 đồng)

- Giấy một nghìn đồng (1000 đồng).

- Giấy bạc 10 đồng Ngân hàng.

(Sắc lệnh số 92/SL năm 1952 và Nghị định 306-VP/NĐ năm 1958)

Tuy nhiên hiện nay, các loại giấy bạc này không còn phù hợp để sử dụng là một công cụ thanh toán trên thị trường; thay vào đó là thuật ngữ “giấy bạc ngân hàng” đã được đổi thành “tiền mặt”.

Tiền mặt hiện nay bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Trong đó tiền giấy bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

(Theo khoản 1, 2 Điều 3 Thông tư 01/2014/TT-NHNN)

Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

(Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010)

Tiền mặt và giấy tờ có giá có phải cùng là một loại không?

Theo pháp luật Việt Nam thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

Giấy tờ có giá gồm các loại như sau:

- Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

- Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm kể từ khi phát hành đến khi đến hạn thanh toán.

Cụ thể tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 đã nêu ra chi tiết một số loại giấy tờ được xác định là giấy tờ có giá bao gồm:

- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác;

- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu;

- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ;

- Các loại chứng khoán :

+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

+ Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác ;

- Trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện nay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

- Ngân hàng thương mại.

- Ngân hàng hợp tác xã.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.

Như vậy, dựa vào bản chất và tổ chức phát hành thì tiền mặt và giấy tờ có giá không cùng là một loại.

(Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,280

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]