Quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
20/02/2024 12:00 PM

Xin cho tôi hỏi hiện nay quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024 là quốc gia nào? - Hồng Long (Hải Phòng)

Quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024

Quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024

Dưới đây là bảng xếp hạng top 20 quốc gia theo dân số tính đến ngày 31/12/2023:

Hạng

Quốc gia

Dân số

Tỷ lệ so với

dân số thế giới

1

Ấn Độ

1,435,173,205

17,76%

2

Trung Quốc

1,425,425,088

17,64%

3

Hoa Kỳ

340,905,264

4,22%

4

Indonesia

278,665,604

3,45%

5

Pakistan

242,845,364

3,00%

6

Nigeria

226,486,800

2,80%

7

Brasil

217,031,890

2,69%

8

Bangladesh

173,832,574

2,15%

9

Nga

144,200,727

1,78%

10

México

128,923,460

1,60%

11

Ethiopia

128,121,659

1,59%

12

Nhật Bản

122,963,095

1,52%

13

Philippines

118,226,659

1,46%

14

Ai Cập

113,599,408

1,41%

15

CHDC Congo

103,943,640

1,29%

16

Việt Nam

103,103,081

1,23%

17

Iran

89,491,267

1,11%

18

Thổ Nhĩ Kỳ

86,038,031

1,06%

19

Đức

83,273,435

1,03%

20

Thái Lan

71,843,528

0,89%

Như vậy, quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2024 là Ấn Độ với 1,435,173,205 người.
(Nội dung trên mang tính chất tham khảo)

Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số

* Công dân có các quyền sau đây:

- Được cung cấp thông tin về dân số bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Kiến thức về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới, các bệnh di truyền, các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

+ Nội dung, biện pháp điều chỉnh quy mô, cơ cấu, nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư.

+ Quyền, trách nhiệm của cá nhân và các thành viên gia đình trong việc thực hiện chính sách dân số.

+ Các nội dung khác có liên quan đến dân số.

- Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật. Các loại dịch vụ dân số bao gồm:

+ Cung cấp thông tin, số liệu; các phương tiện và sản phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn về dân số.

+ Cung cấp phương tiện tránh thai; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn; kiểm tra các bệnh hoặc các vấn đề sức khoẻ có liên quan đến yếu tố di truyền gọi tắt là bệnh di truyền.

+ Các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

+ Các dịch vụ dân số khác theo quy định của pháp luật.

- Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;

- Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.

* Công dân có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;

- Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;

- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;

- Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.

(Điều 4 Pháp lệnh Dân số 2003)

Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số

Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh Dân số 2003, trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số được quy định như sau:

- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.

- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số:

++ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

++ Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp với điều kiện của cơ quan, tổ chức; tạo điều kiện, hỗ trợ phương tiện, kinh phí để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện công tác dân số.

++ Tạo điều kiện để các thành viên của cơ quan, tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; các hương ước, quy ước của cộng đồng về dân số.

++ Đưa chỉ tiêu thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

++ Kiểm tra, đánh giá, sơ kết và tổng kết việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số.

+ Tạo điều kiện cho cá nhân, các thành viên gia đình thực hiện chính sách dân số:

++ Cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số.

++ Cung cấp dịch vụ dân số đa dạng, chất lượng, thuận tiện và an toàn đến tận người dân.

+ Lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thực hiện xã hội hoá công tác dân số.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 48,540

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]