Chế độ điều động, luân chuyển, biệt phái và miễn nhiệm đối với Thẩm phản

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
07/03/2024 15:28 PM

Xin hỏi chế độ điều động, luân chuyển, biệt phái và miễn nhiệm đối với Thẩm phản được quy định như thế nào? - Văn Sỹ (Quảng Trị)

Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định pháp luật được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. Việc điều động, luân chuyển, biệt phái và miễn nhiệm đối với Thẩm phản được quy định cụ thể như sau:

Điều động Thẩm phán

- Việc điều động Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định điều động Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(Căn cứ Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

Chế độ điều động, luân chuyển, biệt phái và miễn nhiệm đối với Thẩm phản

Chế độ điều động, luân chuyển, biệt phái và miễn nhiệm đối với Thẩm phản (Hình từ internet)

Luân chuyển Thẩm phán

- Việc luân chuyển Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý Tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(Căn cứ Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

Biệt phái Thẩm phán

- Việc biệt phái Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời hạn biệt phái Thẩm phán trong trường hợp này không quá 03 năm.

- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Thời hạn biệt phái Thẩm phán trong trường hợp này không quá 03 năm.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác. Thời hạn biệt phái Thẩm phán trong trường hợp này không quá 03 năm.

(Căn cứ Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

Miễn nhiệm Thẩm phán

- Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác.

- Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(Căn cứ Điều 81 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 569

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]