Các trường hợp không được làm Trưởng đoàn thanh tra

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
12/03/2024 11:27 AM

Xin hỏi theo quy định pháp luật thanh tra thì các trường hợp nào không được làm Trưởng đoàn thanh tra? - Duy Anh (Quảng Nam)

Tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra

Căn cứ Điều 28 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra như sau:

(1) Tiêu chuẩn chung:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

- Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc thanh tra;

- Am hiểu về nghiệp vụ thanh tra; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp những vấn đề liên quan đến nội dung, lĩnh vực được thanh tra;

- Có khả năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các thành viên trong Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao.

(2) Tiêu chuẩn cụ thể:

- Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;

- Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh Thanh tra tỉnh thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên chính trở lên;

- Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên;

- Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện thành lập thì Trưởng đoàn thanh tra phải từ Thanh tra viên trở lên.

Các trường hợp không được làm Trưởng đoàn thanh tra

Các trường hợp không được làm Trưởng đoàn thanh tra (Hình từ internet)

Các trường hợp không được làm Trưởng đoàn thanh tra

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra:

- Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.

- Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Người được dự kiến là Trưởng đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp qnêu trên thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trước khi quyết định thanh tra được ban hành.

Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Người ra quyết định thanh tra căn cứ vào văn bản đề nghị và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra xem xét, ban hành quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra.

Quyết định thay đổi Trưởng đoàn thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra

Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Thanh tra 2022 quy định trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra;

- Kiến nghị người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thanh tra 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm thực hiện yêu cầu, mục đích thanh tra;

- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu và báo cáo, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra;

- Yêu cầu, đề nghị người có thẩm quyền quyết định việc tạm giữ tài sản, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị sử dụng trái pháp luật; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tạm giữ tài sản kiểm kê;

- Yêu cầu tổ chức tín dụng phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra; đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp để ngăn chặn kịp thời đối tượng thanh tra có hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản;

- Quyết định niêm phong tài liệu;

- Quyết định kiểm kê tài sản;

- Đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm;

- Kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, chuyển công tác, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với đối tượng thanh tra hoặc người cung cấp thông tin, tài liệu về nội dung thanh tra nếu có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho hoạt động thanh tra;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

- Báo cáo người ra quyết định thanh tra về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,108

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]