Mua xe có cần bằng lái không? Mức phạt lỗi điều khiển xe khi không có bằng lái là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015, người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.
Theo đó, bản chất của hợp đồng mua bán là một giao dịch dân sự nên để giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, quy định trên cho thấy chỉ cần đáp ứng các điều kiện nêu trên, cá nhân được quyền thực hiện giao dịch mua bán xe kể cả khi không có bằng lái xe.
Căn cứ tại Điều 8, Điều 10 và Điều 14 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về các giấy tờ, hồ sơ cần thiết khi đăng ký xe như sau:
* Trường hợp đăng ký xe mới mua:
Hồ sơ gồm:
- Giấy khai đăng ký xe.
- Giấy tờ của chủ xe: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.
- Giấy tờ của xe.
* Trường hợp đăng ký xe cũ:
Hồ sơ gồm:
- Giấy khai đăng ký xe;
- Giấy tờ của chủ xe: Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để thực hiện thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình căn cước công dân, hộ chiếu.
- Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe;
- Chứng từ lệ phí trước bạ;
- Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Theo đó, hồ sơ đăng ký xe không hề yêu cầu phải có bằng lái xe nên dù không có bằng lái xe, bất kì ai là chủ sở hữu cũng có thể đứng tên trên giấy đăng ký xe.
Lưu ý: Người từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe (khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BGTVT).
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người lái xe bắt buộc phải mang theo bằng lái xe phù hợp với phương tiện mà mình điều khiển.
Nếu không có bằng lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông như sau:
Không có bằng lái xe máy |
||
Phương tiện vi phạm |
Mức phạt |
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Xe máy dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự |
01 - 02 triệu đồng |
Điểm a khoản 5 Điều 21 |
Xe máy từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh |
04 - 05 triệu đồng |
Điểm b khoản 7 Điều 21 |
Không có bằng lái ô tô |
||
Ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô |
10 - 12 triệu đồng |
Điểm b khoản 9 Điều 21 |
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), trường hợp không có bằng lái xe máy, ô tô, cá nhân có thể bị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện trong 07 ngày.