Hướng dẫn quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng mới nhất (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian.
Theo Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng như sau:
- Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
+ Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
- Đề cương quan trắc do nhà thầu lập, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.
- Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình.
Theo Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BXD hướng dẫn về quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng như sau:
- Các công trình dân dụng, công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tầng kỹ thuật phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục I Thông tư 10/2021/TT-BXD.
Phụ lục I |
- Việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định trong quy trình bảo trì, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình (ví dụ: giàn mái không gian, hệ khung chịu lực chính, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,...);
+ Thông số quan trắc (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ...) và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
- Yêu cầu chung đối với việc quan trắc công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:
+ Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BXD trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;
+ Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.