Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
29/06/2024 16:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024.

Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024

Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024 (Hình từ internet)

Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024

Cụ thể tại Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về chế độ báo cáo tuyến cơ sở như sau:

- Đơn vị và nội dung báo cáo:

+ Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định  tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT;

Phụ lục 8​

+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Đơn vị nhận báo cáo:

+ Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;

+ Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.

- Thời gian gửi báo cáo:

+ Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;

+ Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Như vậy, hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm 2024 của cơ sở lao động là trước ngày 05/07/2024.

Yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định yêu cầu đối với việc quản lý sức khỏe người lao động như sau:

- Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.

- Việc bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động đồng thời đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Không bố trí người bị bệnh nghề nghiệp vào làm việc tại các vị trí lao động có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó khi chưa kiểm soát hoặc giảm thiểu được việc tiếp xúc với các yếu tố có hại này;

+ Hạn chế bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc. Trường hợp phải bố trí người lao động bị các bệnh mạn tính làm việc tại những vị trí lao động có yếu tố có hại liên quan đến bệnh đang mắc thì người sử dụng lao động phải giải thích đầy đủ các yếu tố có hại đối với sức khỏe của người lao động và chỉ được bố trí làm việc sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động với việc quản lý sức khỏe người lao động

Theo Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động với việc quản lý sức khỏe người lao động như sau:

- Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động.

- Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động theo quy định.

- Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc.

- Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 549

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]