Tổng hợp văn bản hướng dẫn thuế về thương mại điện tử với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh (Hình từ Internet)
Sau đây là một số văn bản hướng dẫn về thuế với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh thương mại điện tử:
STT |
Tên văn bản |
Nội dung quy định của văn bản |
1 |
Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. |
|
2 |
Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 |
|
3 |
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ |
|
4 |
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp |
|
5 |
Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài |
|
6 |
Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế |
|
7 |
Thông tư 65/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài |
|
8 |
Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP |
|
9 |
Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ |
|
10 |
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp |
|
11 |
Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh |
|
12 |
Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp |
Trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử theo Điều 68 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng thì phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và những quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân.
- Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ thông tin cá nhân của người tiêu dùng:
+ Hợp đồng giữa hai bên phải quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc tuân thủ các quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và những quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân;
+ Nếu hợp đồng giữa hai bên không quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên thì thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử chịu trách nhiệm trong trường hợp việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng vi phạm các quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và những quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân.
Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử theo Điều 69 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải xây dựng và công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân với các nội dung sau:
+ Mục đích thu thập thông tin cá nhân;
+ Phạm vi sử dụng thông tin;
+ Thời gian lưu trữ thông tin;
+ Những người hoặc tổ chức có thể được tiếp cận với thông tin đó;
+ Địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin, bao gồm cách thức liên lạc để người tiêu dùng có thể hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá nhân mình;
+ Phương thức và công cụ để người tiêu dùng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình trên hệ thống thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin.
- Những nội dung trên phải được hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.
- Nếu việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua website thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân phải được công bố công khai tại một vị trí dễ thấy trên website này.