Hướng dẫn tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
10/10/2024 23:30 PM

Bài viết sau có nội dung về hướng dẫn tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được quy định trong Nghị định 38/2018/NĐ-CP.

Hướng dẫn tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Hướng dẫn tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 38/2018/NĐ-CP thì việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện như sau:

- Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tuân thủ các quy định

+ Điều lệ quỹ có quy định việc tăng, giảm vốn góp của quỹ;

+ Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua.

- Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tăng vốn bằng hình thức huy động thêm từ các nhà đầu tư hiện hữu, hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư mới. Trong trường hợp này, số lượng nhà đầu tư của quỹ vẫn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2018/NĐ-CP.

- Trong trường hợp giảm vốn, tài sản phân bổ cho các nhà đầu tư có thể là tiền hoặc các tài sản khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm phân bổ tài sản một cách công bằng tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi nhà đầu tư. Việc chuyển tên, đăng ký sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Trong thời hạn 07 ngày sau khi hoàn tất việc tăng, giảm vốn góp của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ như sau:

+ Thông báo việc tăng, giảm vốn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 38/2018/NĐ-CP;

Mẫu số 02

+ Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc tăng, giảm vốn và các tài liệu liên quan;

+ Điều lệ quỹ sửa đổi;

+ Biên bản thỏa thuận góp vốn và danh sách các nhà đầu tư góp vốn, số vốn góp, tỷ lệ sở hữu vốn góp trước và sau khi tăng, giảm vốn góp của quỹ;

+ Giấy chứng nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về Phần vốn đã góp thêm, danh Mục tài sản góp vào quỹ. Trường hợp giảm vốn: Giấy xác nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về việc phân bổ tài sản cho từng nhà đầu tư, trong đó nêu rõ danh Mục tài sản đã phân bổ cho nhà đầu tư.

- Trình tự thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 38/2018/NĐ-CP.

2. Quy định về nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nnguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:

- Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

+ Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;

+ Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

+ Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 327

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]