Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
04/04/2024 23:31 PM

Xin cho tôi biết đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024? - Hoàng Minh (Tiền Giang)

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024

Dưới đây là đáp án tham khảo Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024:

Câu 1: Tính nhạy nổ của bom mìn, vật nổ có giảm theo thời gian không?

A. Bị giảm sau 10 năm

B. Bị giảm sau 20 năm

C. Bị giảm sau 30 năm

D. Không giảm theo thời gian

Câu 2: Những loại vũ khí nào sau đây được coi là bom mìn, vật nổ?

A. Lựu đạn, mìn

B. Bom bi, đạn pháo

C. Cung tên

D. Cả A và B

Câu 3: Bom mìn, vật nổ nằm sâu dưới ao, hồ, sông suối một thời gian dài có nguy hiểm hay không?

A. Không nguy hiểm vì chúng sẽ không phát nổ

B. Vẫn còn nguy hiểm vì tính nhạy nổ của chúng có thể không giảm theo thời gian

Câu 4: Khi đi vào khu vực ruộng đồng, nương rẫy… nếu phát hiện có bom mìn, vật nổ chúng ta nên làm gì?

A. Thận trọng đi ra khỏi khu vực đó theo đúng lối đã đi vào hoặc kêu to để được giúp đỡ

B. Báo cho người lớn hoặc chính quyền địa phương biết để xử lý

C. Cả hai phương án trên

Câu 5: Hành động nào dưới đây là nguyên nhân gây nên tai nạn bom mìn, vật nổ?

A. Tác động trực tiếp bằng cơ học lên bom mìn, vật nổ như: cưa, đục, đá, ném, vận chuyển… B. Đốt nóng bom mìn, vật nổ

C. Các nguyên nhân khác như đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn, chơi đùa ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn, rà tìm và buôn bán phế liệu chiến tranh

D. Cả ba phương án trên

Câu 6: Các loại bom mìn, vật nổ đã cũ, rỉ sét có còn nguy hiểm không?

A. Không gây nguy hiểm cho con người

B. Vẫn có thể còn nguy hiểm, có thể gây chết người, hoặc thương tật suốt đời, và làm chết gia súc, gia cầm nếu tác động vào nó

Câu 7: Theo báo cáo của Trung tâm hành động bom mìn Việt Nam VNMAC, giai đoạn 2005-2010 có bao nhiêu vụ tai nạn bom mìn?

A. 500 vụ tai nạn bom mìn

B. 1,813 vụ tai nạn bom mìn

C. 1000 vụ tai nạn bom mìn

Câu 8: Hậu quả của bom mìn và vật nổ đối với môi trường bao gồm những vấn đề gì?

A. Ô nhiễm đất

B. Ô nhiễm nguồn nước

C. Ô nhiễm không khí

D. Tất cả các ý trên

Câu 9: Việc giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ các hoạt động vì cộng đồng sẽ giúp ích gì?

A. Giúp hoạt động trở nên khả thi, được thực hiện sâu rộng hơn

B. Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng xã hội

C. Giúp học sinh rèn luyện tinh thần nhân ái

D. Tất cả những tác động trên

Câu 10: Những nạn nhân bom mìn có cuộc sống như thế nào?

A. Do bị thương tật, họ không có tương lai tươi sáng

B. Họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội

C. Họ vẫn có thể sống có ích cho gia đình và xã hội và có cuộc sống tốt đẹp

Câu 11: Quyền của trẻ em khuyết tật, trong đó có những trẻ em bị tai nạn bom mìn là gì?

A. Được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật

B. Được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội

C. Cả A và B

Câu 12: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo

B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới

C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc

Câu 13: Nỗ lực khắc phục hậu quả do bom mìn vật nổ gây ra có phải là biểu hiện của tình yêu hòa bình không?

A. Có

B. Không

Câu 14: Trong quá trình giảng dạy nội dung tích hợp GDPTTNBMVN cho học sinh, thầy/cô nên sử dụng giáo cụ trực quan nào trong các tiết dạy này?

A. Mô hình thủ công về bom mìn, vật nổ

B. Vật thật (bom mìn & vật liệu nổ cũ)

C. Tranh ảnh, video clips về chủ đề phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ

Câu 15: Khi giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh, giáo viên cần nắm được những chủ đề nào?

A. Đặc điểm của bom mìn vật nổ

B. Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ

C. Hậu quả của bom mìn vật nổ

D. Cách ứng xử với người khuyết tật bao gồm những nạn nhân bom mìn

E. Tất cả các ý kiến trên

Cách thức tham gia Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024

- Thi trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam tại địa chỉ http://thitructuyen.vnmac.gov.vn/

- Thí sinh tham gia thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh) theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn.

- Mỗi thí sinh có thể dự thi nhiều lần, tuy nhiên chỉ được công nhận một (01) kết quả đúng nhất trong số các lần dự thi.

- Đề thi gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm.

- Thời gian làm bài: 30 phút.

- Để tham gia thi, thí sinh thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Truy cập vào Trang thông tin điện tử Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam tại địa chỉ http://vnmac.gov.vn/.

+ Bước 2: Click vào Banner cuộc thi tại trang chủ.

Hoặc truy cập trực tiếp theo địa chỉ đường link: http:// thitructuyen.vnmac.gov.vn/ Bước 3: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và click vào nút làm bài thi. Bước 4: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và dự đoán số lượt người tham gia cuộc

thi.

+ Bước 5: Click vào nút Nộp bài thi.

Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh có thể tải file bài thi của mình về máy tính.

Thời gian tổ chức Cuộc thi trực tuyến Nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ năm 2024

- Thời gian dự thi: Từ 08h00 ngày 04/4/2024 đến 17h00 ngày 04/5/2024.

- Thời gian tổng kết và trao giải (dự kiến): Tháng 5 năm 2024

Nội dung quản lý và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung sau:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;

- Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

(Điều 4 Nghị định 18/2019/NĐ-CP)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,252

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]