Được phép quảng cáo so sánh “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một”Kể từ ngày 01/02/2014, các doanh nghiệp được phép sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự trong quảng cáo, tuy nhiên cần phải có các tài liệu hợp pháp sau:
- Kết quả khảo sát thị trường của các tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp có chức năng nghiên cứu thị trường;
- Giấy chứng nhận hoặc các giấy tờ tương tự tại các cuộc thi, triển lãm có quy mô khu vực hoặc toàn quốc bình chọn và công nhận các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc các từ ngữ có ý nghĩa tương tự.
Thời gian sử dụng tài liệu hợp pháp là 1 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận hoặc nhận kết quả khảo sát thị trường.
Nội dung này được quy định tại Thông tư
10/2013/TT-BVHTTDL .
Quy định mới về hợp đồng xây dựngBắt đầu từ ngày 01/02/2014, hợp đồng xậy dựng sẽ có những thay đổi , theo đó:
- Không điều chỉnh đơn giá cho các khối lượng công việc trong hợp đồng tương ứng với số tiền tạm ứng hợp đồng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
- Thời gian bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã hồi hết số tiền tạm ứng.
Ngoài ra, Nghị định
207/2013/NĐ-CP cũng quy định về giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng đối với hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Sản xuất phân bón phải có giấy phépTheo quy định tại Nghị định
202/2013/NĐ-CP, tổ chức cá nhân khi sản xuất phân bón ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất – kĩ thuật và nhân lực thì phải có giấy phép sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nghị định cũng nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng và các hoạt động kinh doanh phân bón không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp về nguồn gốc, không đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/02/2014.
Cấm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phân phối thuốcKể từ ngày 05/02/2014, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép phân phối thuốc bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng…
Ngoài ra, các mặt hàng khác như lúa gao, đường mía, đường củ cải, sách báo và các loại kim loại quý cũng không được phép phân phối.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam cũng không được phép nhập khẩu thuốc lá, băng đĩa, các loại sách báo tạp chí chuyên ngành…
Nội dung này quy đinh tại TT
34/2013/TT-BCT và thay thế Quyết định
10/2007/QĐ-BTM .
Thông tư này áp dụng đối với tất cả các trường hợp chưa được cấp phép hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung, cấp lại tính đến trước ngày Thông tư có hiệu lực.
Hướng dẫn thực hiện hiệp định tránh đánh thuế hai lầnNgày 24/12/2013 Bộ Tài Chính ban hành Thông tư
205/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
Theo đó, trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại VN dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại VN.
Ngoài ra, thông tư cũng có những thay đổi đáng chú ý về chuyển nhượng vốn, cơ chế xác định tỷ lệ chuyển nhượng bất động sản.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2014, thay thế Thông tư số
133/2004/TT-BTC .
Doanh nghiệp nộp P.O vẫn được làm thủ tục hải quanNội dung này được quy định tại Công văn
1193/TCHQ-GSQL. Theo đó:
Doanh nghiệp nộp Purchase Order (P.O) cho cơ quan hải quan đủ làm cơ sở xác định được chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và được chấp nhận như một chứng từ tương đương hợp đồng để làm thủ tục hải quan.
PO nộp cho cơ quan hải quan phải được các điều khoản của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa gồm: tên của bên bán, bên mua; tên hàng; số lượng; đơn giá; thời gian, điều kiện giao hàng được quy định theo Incoterms; điều kiện thanh toán…
Công văn được áp dụng từ ngày 08/02/2014.
Quy định mức phí quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sảnTheo đó, lệ phí cấp giấy chứng nhận chất lượng giống, thức ăn thủy sản và các chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản… là 50.000 đồng/lần.
Ngoài ra, việc thu phí kiểm tra chất lượng thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn thủy sản…căn cứ vào giá trị lô hàng.
Nội dung này được quy định tại Thông tư
204/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Tài chính vừa ban hành có hiệu lực thi hành từ 10/2/2014.
Đấu thầu đề án khuyến công quốc giaĐây là nội dung được quy định tại Thông tư
36/2013/TT-BCT. Theo đó:
Các đề án được đấu thầu gồm: tổ chức hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, các đề án truyền thông…
Trong trường hợp có nhiều đề án được triển khai trên địa bàn có điều kiện như nhau, ngành nghề như nhau, ưu tiên xét giao các đề án khuyến công quốc gia của đơn vị có kinh nghiệm, năng lực tổ chức thực hiện tốt hơn.
Thông tư này có hiệu lực vào ngày 10/02/2014.
Tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng phải ký quỹ 7 tỷ đồngĐây là nội dung được quy định tại Thông tư
05/2014/TT-BCT. Theo đó:
Bên cạnh số tiền ký quỹ là 7 tỷ, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng phải được thành lập tối thiểu là 2 năm và đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
Quy định này cũng được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đông lạnh thì số tiền ký quỹ là 10 tỷ.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; các Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (gồm hàng thực phẩm đông lạnh, hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu).
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/02/2014.
Quy định mới về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gàNgày 30/12/2013, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư
37/2013/TT-BCT quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. Theo đó:
- Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (VINATABA) là thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà theo cơ chế thương mại nhà nước.
- Thuốc lá điếu, xì gà nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải đăng ký bảo hộ quyền sử dụng nhãn hiệu và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán sản phẩm thuốc lá,
- Thương nhân nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà phải báo cáo tình hình nhập khẩu của quý trước đó và dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/02/2014.
Máy móc đã qua sử dụng phải thực hiện xuất-nhập khẩu theo quy định riêngNgoài ra, việc tạm xuất, tái nhập vũ khí, máy bay không dụng và các hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan cũng được thực hiện theo quy định riêng.
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện ở tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ thay vì dừng lại ở 3 Bộ: Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT như trước đây.
Bên cạnh đó, thời gian lưu lại hàng hóa cũng được rút ngắn xuống còn 60 ngày thay vì 120 ngày như trước đây.
Đây là những nội dung được quy định tại Nghị định
187/2013/NĐ-CP .
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014, thay thế Nghị định số
12/2006/NĐ-CP .
Cấm nhập khẩu điện thoại di động đã qua sử dụngĐây là nội dung được quy định tại Thông tư
04/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định
187/2013/NĐ-CP .
Ngoài ra, một số mặt hàng gia dụng bằng cao su, giấy, một số sản phẩm điện gia dụng, sản phẩm nội thất, các sản phẩm điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại cố định… cũng thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định 4 loại hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm: Muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm và đường tinh luyện, đường thô.
Thời gian giải quyết việc cấp phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao đã được các bộ, ngành thống nhất.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2014.