Lĩnh vực thuế- phí- lệ phíBộ Tài chính đã ban hành quy định mới về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ tại thông tư
39/2014/TT-BTC, thông tư có một số điểm mới nổi bật như sau:
- Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn mới được sử dụng hóa đơn tự in;
- Bỏ quy định về hóa đơn xuất khẩu;
- Khi lập hóa đơn, đối với phần còn trống trên hóa đơn: Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo;
- Quy định chuyển tiếp: Đối với hóa đơn đặt in, tự in doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã thực hiện Thông báo phát hành theo hướng dẫn tại Thông tư
153/2010/TT-BTC và thông tư
64/2013/TT-BTC thì được tiếp tục sử dụng.
Thông tư 39 có hiệu lực từ 01/6/2014.
Lĩnh vực lao động- tiền lươngTừ ngày 01/06, theo quy định mới tại Nghị định
18/2014/NĐ-CP, tác giả tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm sẽ được tăng thêm nhuận bút đến 6%.
Cụ thể, xuất bản phẩm thuộc loại sáng tác Sách nghiên cứu lý luận về chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục từ 12% nâng lên 18%. Ngoài ra, tác phẩm thơ, văn xuôi, sách ảnh, Kịch bản sân khấu, điện ảnh cũng được tăng nhuận bút lên 17%.
Trong đó nhuận bút đối với xuất bản phẩm được tính như sau: Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá bán lẻ xuất bản phẩm x Số lượng in
Trường hợp do nhà nước đặt hàng thì được tính như sau: Nhuận bút = Tỷ lệ % x Giá thành sản xuất x Số lượng in
Nghị định 18 thay thế mức nhuận bút cho tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm quy định tại Nghị định
61/2002/NĐ-CP .
Lĩnh vực tài chính nhà nướcChính phủ đã ban hành Nghị định
29/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu, việc quản lý, xử lý đối với tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Theo đó, thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản đối với tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng như sau:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của NN theo quy định pháp luật đối với: Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; BĐS vô chủ, BĐS không có người thừa kế, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hoá…
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không thuộc phạm vi tại Điểm a, Điểm c Khoản 3 điều 8 nghị định này;
- Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/6/2014, thay thế Nghị định
137/2006/NĐ-CP và một số quy định tại Nghị định
14/1998/NĐ-CP, số
17/2010/NĐ-CP và Quyết định
64/2007/NĐ-CP .
Lĩnh vực giao thông vận tảiTừ ngày 01/6, quy định mới về đăng ký xe tại thông tư
15/2014/TT-BCA sẽ có hiệu lực thi hành.
Theo đó, thời hạn cấp đăng ký, biển số xe đã có một số thay đổi như sau:
- Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất thì thời gian xác minh và hoàn thành thủ tục không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Trường hợp phải chờ sản xuất biển số khi cấp lại, đổi lại biển số xe thì thời gian cấp, đổi lại không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Ngoài ra theo thông tư này, xe máy điện phải thực hiện đăng ký xe, nếu không sẽ không được phép lưu thông.
Theo quy định tại Nghị định
32/2014/NĐ-CP, khi xảy ra tai nạn, sự cố trên đường cao tốc, đơn vị khai thác, bảo trì tuyến đường cao tốc phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường giải quyết bước đầu:
- Bảo vệ hiện trường, sơ cứu về người (nếu có);
- Hướng dẫn điều tiết giao thông tạm thời.
- Bố trí lực lượng tham gia giải quyết tai nạn, sự cố theo chỉ huy của lực lượng công an
Đội cứu nạn, cứu hộ phải có mặt ngay tại hiện trường chậm nhất 30 phút kể từ khi nhận được thông tin để thực hiện nhiệm vụ.
Đồng thời, Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến phải cung cấp thông tin về tai nạn, sự cố trên sóng radio, biển báo thông tin điện tử…
Nghị định
32/2014/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 10/6/2014.
Lĩnh vực tiền tệ- ngân hàngQuy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro theo thông tư
39/2013/TT-NHNN sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6, theo đó việc trích lập, hạch toán và sử dụng khoản dự phòng rủi ro được thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Hàng năm, NHNN trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán vào chi phí bằng 10% chênh lệch thu, chi chưa bao gồm khoản chi dự phòng rủi ro. Số dư dự phòng rủi ro sau thời điểm trích lập không vượt quá số dự phòng rủi ro cần phải trích lập;
- Khoản dự phòng rủi ro được sử dụng chung để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và tổ chức bảo hiểm (nếu có);
- Khoản dự phòng rủi ro chưa sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp;
- Trường hợp khoản dự phòng rủi ro không đủ bù đắp các tổn thất, việc xử lý phần còn thiếu sẽ được thực hiện theo quy định tại Chế độ tài chính hiện hành của NHNN.
Thông tư 39 thay thế quyết định
41/2007/QĐ-NHNN .