1. Thông tư 20/2018/TT-BGTVT ngày 26/4/2018
Thông tư 20 hướng dẫn về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt.
(Xem bài viết liên quan tại đây)
2. Thông tư 21/2018/TT-BGTVT ngày 27/4/2018
Thông tư 21 quy định về cấp, cấp lại, thu hồi, xóa GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị và việc di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.
Đơn cử như, đối với việc xin cấp lại GCN đăng ký trong trường hợp chuyển quyền sở hữu thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;
- Bản chính GCN đăng ký;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của GCN chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu tương ứng với từng trường hợp cụ thể bao gồm: Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện; quyết định Điều chuyển phương tiện;
- Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có).
3. Thông tư 22/2018/TT-BGTVT ngày 02/5/2018
Thông tư 22 quy định về vận tải hàng hóa trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; trong đó có quy định về thứ tự ưu tiên trong vận tải hàng hóa bằng đường sắt.
(Xem bài viết liên quan tại đây)
4. Thông tư 23/2018/TT-BGTVT ngày 04/5/2018
Thông tư 23 quy định về trình tự, nội dung và biện pháp giải quyết sự cố, TNGT đường sắt; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong giải quyết sự cố, TNGT đường sắt; việc phân tích, thống kê và báo cáo sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
Trong đó, nổi bật có thể kể đến đó là quy định về Quy trình xử lý tin báo tai nạn giao thông đường sắt.
(Xem bài viết liên quan tại đây)
5. Thông tư 24/2018/TT-BGTVT ngày 07/5/2018
Thông tư 24 quy định về xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Trong đó, quy định biểu đồ tàu chạy phải đạt được các yêu cầu sau:
- Bảo đảm an toàn trong tổ chức chạy tàu.
- Đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa.
- Mật độ chạy tàu, tốc độ chạy tàu tương ứng với năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Sử dụng có hiệu quả phương tiện giao thông đường sắt.
- Dành được Khoảng trống thời gian không chạy tàu trên một số khu gian, khu đoạn để phục vụ thi công, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Bảo đảm thứ tự ưu tiên các nhóm tàu quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
- Chỉ huy Điều hành dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo tỷ lệ tàu đi đến đúng giờ.
- Bảo đảm thời gian và hành trình hợp lý trên các khu gian.
- Có đủ thời gian dừng, đỗ tàu để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật hành khách, hàng hóa theo quy định tại các ga dừng, đỗ tàu.
6. Thông tư 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018
Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.
Theo đó, quy định về hệ thống phòng vệ đường ngang khi xây dựng, lắp đặt vào đường ngang phải đáp ứng các yêu cầu như:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại hình thiết bị;
- Phải được bố trí đầy đủ, phù hợp với loại hình đường ngang, thường xuyên kiểm tra và duy trì trạng thái kỹ thuật hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng đường ngang.
7. Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.